
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn. Quyền cơ bản của con người là được tiếp cận thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe. Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm:
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Thực phẩm từ động vật có bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn và độc hại.
- Các loại rau quả được bón quá nhiều phân hóa học, trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc thu hái khi vừa mới phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, tưới phân tươi, nước thải bẩn.
- Không chấp hành đúng quy định việc sử dụng các chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật, các loại thuốc thú y trong chăn nuôi.
- Sử dụng các chất bảo quản, phụ gia thực phẩm không cho phép hoặc quá liều lượng quy định.
- Dùng dụng cụ bị nhiễm các chất độc hóa học khác để chứa đựng thực phẩm.
- Để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp hoặc gần nơi ô nhiễm.
- Để thức ăn qua đêm hoặc không che đậy thức ăn để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi nhặng và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
- Dùng chung dao, thớt hoặc để lẫn thực phẩm tươi sống với thức ăn chín.
- Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
- Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun sôi lại trước khi ăn.
- Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.
- Người chế biến thực phẩm, chuẩn bị thức ăn đồ uống đang bị các bệnh truyền nhiễm. Không rửa tay trước khi chuẩn bị thực phẩm, thức ăn.
Hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2021” (Từ ngày 15/4/20221 đến ngày 25/5/2022) với chủ đề: “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”.
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn. Quyền cơ bản của con người là được tiếp cận thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe. Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm:
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Thực phẩm từ động vật có bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn và độc hại.
- Các loại rau quả được bón quá nhiều phân hóa học, trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc thu hái khi vừa mới phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, tưới phân tươi, nước thải bẩn.
- Không chấp hành đúng quy định việc sử dụng các chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật, các loại thuốc thú y trong chăn nuôi.
- Sử dụng các chất bảo quản, phụ gia thực phẩm không cho phép hoặc quá liều lượng quy định.
- Dùng dụng cụ bị nhiễm các chất độc hóa học khác để chứa đựng thực phẩm.
- Để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp hoặc gần nơi ô nhiễm.
- Để thức ăn qua đêm hoặc không che đậy thức ăn để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi nhặng và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
- Dùng chung dao, thớt hoặc để lẫn thực phẩm tươi sống với thức ăn chín.
- Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
- Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun sôi lại trước khi ăn.
- Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống.
- Người chế biến thực phẩm, chuẩn bị thức ăn đồ uống đang bị các bệnh truyền nhiễm. Không rửa tay trước khi chuẩn bị thực phẩm, thức ăn.

Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng chống các bệnh do ngộ độc thực phẩm, đề nghị mỗi người chúng ta hãy thực hiện tốt một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
Đối với người sản xuất, người kinh doanh thực phẩm: Cần tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn. Sử dụng nguyên liệu, vật liệu có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng đúng liều lượng, đúng đối tượng trong sản xuất thực phẩm. tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, không an toàn.
Đối với người tiêu dùng:
- Chọn thực phẩm tươi sạch: không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.
- Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ, Thực phẩm, dụng cụ trước khi chế biến phải được rửa sạch, giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.
- Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ, dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn
- Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn, Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín, che đậy kỹ thức ăn tránh ruồi, côn trùng. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.
- Không nên ăn các thức ăn sống như nem, thịt tái, gỏi …
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.
- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
- Sử dụng vật liệu đựng, bao bọc thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh, không thấm chất độc vào thực phẩm.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cá nhân, giữ gìn môi trường sạch sẽ.
- Khi đi mua hàng cần chú ý xem hạn sử dụng của thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm đóng chai, hộp như: sữa tươi, nước giải khát…Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng.
- Các bậc phụ huynh thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời giáo dục con em mình không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường không đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo sai, thổi phồng, quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh.
Tích cực hưởng ứng về an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về ATTP, chúng ta cần chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội.