Hiện nay tình hình thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa Đông - Xuân, là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi liên tục, độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển và lây lan, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cúm, sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết.
Do trẻ em có sức đề kháng
kém nên rất dễ mắc bệnh cúm. Điều này cho thấy thời tiết như hiện tại thì bệnh
cúm có khả năng lây lan và bùng phát rất cao. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người
dân cũng như phòng chống bệnh cúm chúng ta cần biết:
Bệnh cúm là gì?
Bệnh cúm là bệnh nhiễm
trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm
cao từ người sang người, có khả năng gây thành đại dịch và biến chứng hô hấp có
thể gây tử vong.
Cơ chế lây bệnh?
Bệnh lây qua đường hô hấp
do tiếp xúc với vi rút từ người bệnh thông qua dịch hắt hơi, sổ mũi trong thời
gian từ 1 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.
Dấu hiệu của bệnh cúm
là gì?
– Sốt (trên 38 độ) ;
– Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi
;
– Hắt hơi, chảy nước mắt,
nước mũi ;
– Ho (ho khan hoặc ho có đờm),
đau họng ;
– Một số người có biểu hiện
nôn, buồn nôn…
– Trường hợp nặng: bệnh có
thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp …và có thể dẫn đến tử vong.
* Biện pháp sau để phòng
bênh:
Giữ ấm
cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi ra ngoài trời; khi làm việc
ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm
bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Tránh tiếp
xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường
hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.
Ăn uống
đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường
vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất
đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức
ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Đảm bảo
vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng
ngày.
Đảm bảo
vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.
Khi có
các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng
dẫn, khám và xử trí kịp thời.
Hiện nay
đã có một số loại vắc xin phòng bệnh cúm.Tiêm phòng vắc xin cúm là biện
pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm. Các vắc xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng
các thể nhẹ và nặng của cúm. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi
tiêm và đáp ứng miễn dịch của người được tiêm vắc xin, mức độ giống nhau giữa
thành phần vi rút của vắc xin và các vi rút hiện đang lưu hành. Vắc xin phòng
bệnh cúm được phép chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, sử dụng được
cho cả thai phụ, phu huynh có thể đưa trẻ đến các cơ sở Y tế để được tư vấn
và tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.