Top
20 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non
2.1. Kỹ năng tự ăn uống một mình
Các chuyên gia tư vấn sức khỏe và dinh
dưỡng cho trẻ đã đưa ra nhận định rằng: trong độ tuổi mầm non, ba mẹ nên tập
cho trẻ tự ăn uống sớm để giúp trẻ hình thành thói quen và tính tự lập từ nhỏ.
Đây còn là một thói quen ảnh hưởng tốt đến hành vi của trẻ, đặc biệt là rất có
lợi cho sức khỏe của các con.
Những ngày đầu rèn luyện kỹ năng này cho
trẻ sẽ rất vất vả vì trẻ không hợp tác, nhưng trang bị cho trẻ kỹ năng này sẽ
giúp ba mẹ nhẹ nhàng hơn sau này, nhất là lúc trẻ đến độ tuổi đến trường.
2.2. Kỹ năng sống tự chăm sóc bản thân
Ở phương Tây, phụ huynh đã sớm dạy trẻ
thói quen tự lập ngay từ bậc mầm non, nghĩa là để trẻ tự làm mọi thứ một mình
trong khả năng của trẻ và chỉ giúp đỡ trẻ khi thực sự cần thiết.
Với phương pháp dạy dỗ trẻ như vậy đã
mang đến những tính hiệu tích cực cho trẻ. Vì trẻ được tự do khám phá mọi thứ
hoặc tự làm các công việc đơn giản như: đánh răng, thay quần áo, vệ sinh cá
nhân, tự đi ngủ… Thậm chí, ngay cả khi bé vấp ngã nhẹ trên đường, phụ huynh chỉ
đóng vai trò động viên bé tự đứng lên chứ không can thiệp hay chạy đến bế trẻ dỗ
dành.
Phương pháp giáo dục trẻ mầm non ở
phương Tây rất được đề cao bởi nó giúp trẻ hình thành nếp sống tự lập cũng như
sự tự tin ngay từ những ngày đầu. Và xa hơn nữa là trong tương lai trẻ có thể tự
chủ trong cuộc sống mà không dựa dẫm vào người khác.
2.3. Kỹ năng giao tiếp với mọi người
xung quanh
Trong giai đoạn mầm non với những nhận
thức chưa sâu sắc về thế giới quan, hầu hết sự giao tiếp của trẻ đều đến từ việc
bắt chước hay học theo lời nói, cử chỉ hành động từ người lớn. Do đó, ba mẹ cần
ứng xử chuẩn mực trước mặt trẻ nhỏ và hướng dẫn trẻ những kỹ năng giao tiếp cơ
bản như: chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn / xin lỗi, học cách nhường nhịn người
nhỏ và tôn trọng người lớn,...
Giao tiếp là một trong những kỹ năng giúp trẻ hình thánh thái độ sống tốt hơn
khi lớn lên và ngay khi còn nhỏ cũng nhận được nhiều thiện cảm từ mọi người
xung quanh.
Kỹ
năng giao tiếp tốt giúp trẻ tự tin trình bày ý tưởng
2.4. Kỹ năng cất đồ chơi gọn gàng
Đồ chơi là những vật dụng gắn liền với
trẻ nhỏ, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ cách sắp xếp đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi
xong để hình thành thói quen chỉn chu, có trách nhiệm hơn trong cuộc sống.
Để giúp đỡ trẻ biết cách sắp xếp đồ
chơi, ba mẹ nên minh họa bằng hành động thực tế như: rủ bé chơi cùng, tạo cảm
giác vui vẻ đồng hành với bé trong quá trình chơi, sau đó cất đồ chơi gọn gàng.
Khi trẻ học được cách xếp đồ chơi ngăn nắp,
trẻ sẽ học được cách sắp xếp những đồ vật khác sau này như: sách vở, dụng cụ học
tập, đồ dùng gia đình,...
2.5. Kỹ năng tư duy logic
Sở thích tò mò tìm hiểu thế giới xung
quanh, thích tự mình khám phá và hay đặt ra những câu hỏi “tại sao” là một
trong những yếu tố giúp trẻ dần hình thành và phát triển kỹ năng tư duy, phân
tích và học hỏi nhiều thứ hơn. Do đó, ba mẹ nên tạo điều kiện để trẻ được phát
huy khả năng này bằng cách:
- Đọc sách cho trẻ nghe với nhiều chủ đề
khác nhau
- Cùng con tham gia nhiều hoạt động vui
chơi giải trí lành mạnh
- Xem các chương trình tài năng nhí hoặc
những gameshow phù hợp với lứa tuổi các bé
- Cố gắng giải đáp hoặc cùng con đi tìm
lời giải cho những câu hỏi “vì sao?”
Phụ huynh hãy luôn đồng hành cùng trẻ sẽ giúp con cảm thấy hào hứng và say mê
hơn trong quá trình khám phá thế giới.
2.6. Kỹ năng tự học cho trẻ
Để thúc đẩy kỹ năng tự học cho trẻ mầm
non, nhiều phòng học tại các trường hiện nay như trường Quốc tế Việt Úc (VAS)
đã trang bị nhiều dụng cụ hiện đại hỗ trợ học tập như: máy chiếu, bảng vuông,
bút, tập vẽ và các dụng cụ học tập đa dạng khác. Điều này vừa kích thích sự
tương tác nghe, nhìn và sáng tạo nhưng cũng vừa tạo động lực cho trẻ thích khám
phá thế giới xung quanh, tập trung hơn trong các buổi học trên lớp, thúc đẩy trẻ
phát triển kỹ năng tự học hỏi.
2.7. Kỹ năng nhận biết và phòng tránh những
nguy hiểm
Đối với trẻ chưa có sự nhận thức thấu
đáo các hoàn cảnh nguy hiểm xung quanh, ba mẹ nên giúp trẻ trang bị những kỹ
năng nhận biết và tránh các nguy hiểm khi vui chơi trong nhà hoặc bên ngoài xã
hội. Ví dụ:
- Giải thích cho trẻ vì sao không được đến
gần ổ điện, nhà bếp, ban công… khi không có người lớn theo cùng
- Không đi theo người lạ
- Không nhận đồ từ người lạ nếu không có
sự cho phép của gia đình
- Không tự ý đi đâu một mình
- …
Sự hướng dẫn, giải thích cho trẻ trong từng
tình huống cụ thể sẽ giúp trẻ tăng khả năng nhận thức và giảm thiểu các nguy cơ
tiềm ẩn gây nguy hiểm cho trẻ.
Giúp
trẻ nhận biết nguy hiểm thông qua các bài học thực hành
2.8. Kỹ năng tự tin thể hiện trước đám
đông
Hầu hết, trẻ em rất hồn nhiên vô tư và
thường thể hiện bản thân dù khi ở một mình hay chốn đông người. Nhưng cũng có
không ít trẻ rụt rè và nhút nhát nhất là khi có nhiều người vây quanh trẻ. Do
đó, ba mẹ cần hỗ trợ các bé trau dồi thêm kỹ năng thể hiện bản thân trước đám
đông như: cho trẻ tham gia câu lạc bộ tiếng anh, học đàn, học múa, các câu lạc
bộ năng khiếu,… để giúp bé không còn thấy ngại ngùng. Đồng thời rèn luyện được
tính tự tin sẽ giúp ích rất nhiều cho con đường tương lai sau này của bé.
2.9. Kỹ năng làm việc nhóm
Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ làm việc
nhóm ngay từ khi còn nhỏ để giúp trẻ hòa đồng với mọi người xung quanh, từ đó
trẻ sẽ cởi mở và khai thác được các thế mạnh của bản thân và lợi thế khi làm việc
nhóm để đạt được kết quả tốt trong học tập cũng như công việc sau này khi lớn
lên. Khi ở nhà, ba mẹ nên chơi đùa cùng trẻ hoặc cùng tham gia hoạt động như nấu
ăn, chăm sóc cây cảnh, tắm cho thú cưng,... để giúp trẻ có khái niệm về kỹ năng
làm việc nhóm cũng như kết quả tích cực khi làm việc cùng nhau. Đây là một trong
những kỹ năng không thể thiếu trong xã hội không ngừng phát triển như hiện nay.
2.10. Kỹ năng biết yêu thương và giúp đỡ
người khác
“Tương thân tương ái” là một đức tính tốt
đẹp của tổ tiên ta từ ngàn xưa, để xã hội ngày càng tốt đẹp, mỗi gia đình nên
trang bị cho trẻ kỹ năng biết yêu thương và quan tâm, giúp đỡ người khác. Ví dụ:
như dìu đỡ người già qua đường, cho trẻ tham gia các chuyến thiện nguyện trong
gia đình hay nhà trường, khuyến khích và tuyên dương trẻ khi trẻ biết nhặt rác
rơi ngoài đường bỏ vào đúng nơi quy định…
Mỗi hành động nhỏ bé sẽ góp phần hình thành lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương
và nếp sống đạo đức cho trẻ sau này.
2.11. Kỹ năng biết nhận lỗi và thành thật
Trẻ con thường không biết nói dối, nhưng
trẻ thường mang tâm lý sợ bị la. Do đó, trẻ bắt đầu nói dối để tránh việc bị ba
mẹ trách phạt, điều này dễ hình thành nhân cách xấu khi lớn lên. Nghĩa là trong
mọi việc dù lớn hay nhỏ trẻ đều nói dối vì từ nhỏ đã không phân biệt được đâu
là lời nói tốt và xấu.
Vì vậy, khi trẻ còn nhỏ làm lỗi ba mẹ
nên từ tốn khuyên bảo con, tìm hiểu nguyên nhân vì sao và giải thích cho trẻ hiểu
để lần sau không tái phạm. Đồng thời, dạy trẻ nên thành thật và can đảm nói lời
xin lỗi để thể hiện trách nhiệm khi làm sai một điều gì đó.
2.12. Kỹ năng sống gần gũi thiên nhiên
Phụ huynh nên tập cho trẻ trồng cây
trong nhà hay ngoài sân vườn, cho trẻ chơi đùa với thú cưng là những cách giúp
tâm hồn và tính cách trẻ trở nên đẹp hơn. Việc theo dõi, quan tâm chăm sóc cho
cây cối, động vật sẽ giúp trẻ có sự kết nối sâu sắc với tự nhiên, tạo cảm xúc
tích cực và ấm áp trong trái tim thơ ngây của trẻ. Bên cạnh đó là giúp trẻ có ý
thức bảo vệ môi trường, học cách san sẻ yêu thương ngay từ nhỏ.
Dạy
trẻ cách gần gũi với thiên nhiên qua các buổi dã ngoại
2.13. Kỹ năng ứng phó với bạn xấu
Dù trang bị nhiều đức tính tốt đẹp cho
con nhưng không phải lúc nào trẻ cũng gặp được những người bạn tốt. Vậy ba mẹ
nên làm gì nếu trẻ gặp phải bạn xấu?
Khi đến tuổi đi học, ba mẹ hãy quan sát
biểu hiện của trẻ khi về nhà, nếu phát hiện những điều bất thường như: trẻ vốn
hoạt bát nhưng lại dần trở nên ít nói và rụt rè, trẻ thường ngủ mớ và giật mình
khóc,... Lúc này, phụ huynh nên nhẹ nhàng hỏi thăm và lắng nghe tâm sự của trẻ
để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do bị bạn bè bắt nạt thì hãy hướng dẫn
trẻ những cách ứng xử như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với những người bạn xấu
- Mạnh dạn báo với thầy cô/ ba mẹ khi bị
bạn xấu bắt nạt
- Phân tích cho trẻ không nên bắt chước
những hành vi xấu đó và tác hại
- …
2.14. Kỹ năng hỏi thăm sức khỏe ông bà
Với cuộc sống hiện ngày nay, ông bà thường
rất ít sống cùng con cháu như các thế hệ trước. Đa phần ba mẹ đều sinh sống và
mưu sinh ở những thành phố lớn, lâu lâu mới có dịp về quê thăm ông bà, hàng
xóm. Do đó, đã khiến tình cảm giữa ông bà và cháu con cũng có đôi phần chưa được
khăn khít. Chính vì vậy, phụ huynh nên trang bị kỹ năng lễ phép, thưa hỏi sức
khỏe ông bà để giúp trẻ xây dựng mối quan hệ gần gũi, hiếu thảo với ông bà và
những người lớn tuổi.
Đối với các gia đình ở xa, hãy thường
xuyên facetime hoặc gọi điện thoại cho ông bà ở quê để trẻ có dịp được thể hiện
tình cảm gia đình. Đồng thời, thường xuyên kể về ông bà cho trẻ nghe còn là
cách giúp trẻ khắc sâu hơn hình ảnh của ông bà trong tâm trí.
2.15. Kỹ năng bày tỏ mong muốn với người
lớn
Bày tỏ mong muốn là một trong những kỹ
năng giao tiếp then chốt để xây dựng sự thành công cũng như các mối quan hệ
trong tương lai. Vì vậy, ba mẹ nên sử dụng phương pháp giúp trẻ biết cách bày tỏ
các mong muốn của bản thân như đặt câu hỏi để bày tỏ mong muốn.
Trước khi giúp trẻ xây dựng kỹ năng này
ba mẹ có thể làm gương cho con, ví dụ: khi ba mẹ muốn trẻ ngừng chơi để ăn cơm
thì hãy nói với trẻ rằng: “Để mẹ cùng dọn dẹp đồ chơi với con rồi chúng ta sẽ
cùng nhau ăn tối nhé”.
Với việc đặt câu hỏi bày tỏ sự mong muốn
như thế này, trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra và tiếp thu để vận dụng cho những tình
huống khác. Khuyến khích trẻ giao tiếp cởi mở, lắng nghe và khen ngợi con đúng
lúc sẽ giúp trẻ trở thành người biểu đạt tốt khi lớn lên.
2.16. Kỹ năng hòa đồng với bạn bè
Giao tiếp tốt đôi khi không phải là sẽ
hòa đồng tốt trong môi trường mới, để giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ
năng, phụ huynh nên khuyến khích trẻ chơi đùa cùng bạn bè và quan sát hành động
cử chỉ của bé. Nếu trẻ có những hành động chưa chuẩn mực với bạn bè, ba mẹ nên
dành thời gian để nói chuyện, giải thích cho trẻ hiểu và giúp trẻ sửa đổi để biết
cách giao tiếp, hòa đồng hơn với bạn bè cùng trang lứa, ví dụ:
Luôn luôn giữ lời hứa với bạn bè
Không nói dối
Biết nói “cám ơn” và “xin lỗi” với bạn
bè
Cùng các bạn tham gia những hoạt động
vui chơi ở trường.
Chia sẻ cùng bạn các món đồ chơi
…
Hòa
đồng với bạn bè giúp trẻ dễ dàng tạo dựng quan hệ tốt đẹp
2.17. Kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ
Kiềm chế cảm xúc là kỹ năng sống rất
quan trọng mà phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Để làm được
điều này, ba mẹ nên từng bước thực hiện các điều sau:
- Ghi nhận cảm xúc khi trẻ quấy khóc để
có các hành vi ứng xử phù hợp với trẻ trong từng tình huống cụ thể. Đồng thời,
hướng dẫn trẻ từng bước ghi nhận cảm xúc và dạy trẻ phải biết bộc lộ cảm xúc
vào lúc nào cho phù hợp.
- Giúp trẻ học cách lắng nghe, để tâm và
suy nghĩ đến câu chuyện người khác đang nói vì nếu con lơ đễnh sẽ bỏ lỡ các chi
tiết cần thiết. Một đứa trẻ lắng nghe tốt sẽ có cách xử lý tình huống tốt hơn,
không dễ cáu gắt trong giao tiếp.
- Chỉ cho trẻ thấy hậu quả của việc thiếu
kiềm chế cảm xúc qua những tình huống trong cuộc sống hoặc thông qua những câu
chuyện.
Ba mẹ nên thể hiện thái độ ôn hòa với trẻ và trong cuộc sống hàng ngày để làm tấm
gương cho trẻ noi theo.
- Khuyến khích trẻ tham gia thể thao để
giải tỏa những năng lượng tiêu cực tích tụ trong trẻ.
2.18. Kỹ năng bơi lội
Mỗi dịp hè hay du lịch, việc lựa chọn về
quê hay đến những địa điểm du lịch có sông, biển thường sẽ được nhiều gia đình
ưu tiên lựa chọn.Với tỷ lệ trẻ em đuối nước ngày một gia tăng trong những năm gần
đây đã khiến kỹ năng bơi lội cần được đưa vào danh sách các kỹ năng sống cần
thiết cho trẻ.
Phụ huynh có thể đưa trẻ đến các trung
tâm dạy bơi hay để trẻ tự học tại trường với giáo viên, nhưng cần đảm bảo trẻ học
được các kỹ thuật bơi cơ bản như:
- Khởi động trước khi xuống nước
- Trẻ nắm vững các kỹ thuật bơi lội
- Xử lý khi bị chuột rút
- Xử lý khi vào vùng nước xoáy
- Cách sống sót khi bị chìm
- Xử lý các tình huống nguy hiểm khác
khi dưới nước
Đặc biệt, phụ huynh cũng nên lưu ý quan
sát trẻ khi dẫn con đến những địa điểm sông nước để trẻ vui chơi giải trí.
2.19. Kỹ năng quản lý thời gian
Đừng nghĩ trẻ nhỏ sẽ không biết cách quản
lý thời gian, ba mẹ nên tập dần cho trẻ thói quen đúng giờ bằng cách trang bị
cho con một chiếc đồng hồ và dạy trẻ tập xem giờ.
Trong giai đoạn đầu, trẻ sẽ không biết
“thời gian là gì” nhưng sẽ rất thích khám phá những đồ vật thú vị nhiều màu sắc.
Do đó, chuẩn bị cho con một chiếc đồng hồ đeo tay hay để bàn và dạy trẻ cách
nhìn 3 loại kim hoạt động là đã bước đầu giúp trẻ tiếp cận kỹ năng quản lý thời
gian.
Bên cạnh đó, kể cho trẻ nghe những câu
chuyện nhỏ về thời gian, vừa giúp trẻ giải trí nhưng cũng vừa giúp con hiểu được
giá trị và biết trân trọng thời gian trong cuộc sống. Ngoài ra, gia đình nên có
thời gian biểu được dán ở nơi dễ nhìn thấy nhất trong nhà với những mốc thời
gian cụ thể và thứ tự ưu tiên của từng công việc để làm cùng trẻ sẽ giúp trẻ dần
hình thành thói quen cân bằng giữa công việc và thời gian.
2.20. Kỹ năng an toàn giao thông khi đi
bộ
Hướng dẫn trẻ kỹ năng tham gia giao
thông sẽ giúp trẻ hạn chế những rủi ro gặp phải khi đi trên đường. Phụ huynh
nên giải thích tại sao trẻ phải tuân thủ quy định khi tham gia giao thông và hướng
dẫn trẻ cách đi bộ an toàn như:
- Trẻ chỉ nên đi trong vỉa hè
- Qua đường khi đèn dành cho người đi bộ
chuyền màu xanh lá
- Không được vừa đi vừa đọc truyện hay
dán mắt vào màn hình điện thoại
- Không chơi đùa với bạn bè khi đang đi
bộ trên đường
- Không mang theo những vật dễ rơi khi
đi trên đường như: bóng hay các vật dụng cồng kềnh quá sức trẻ cầm nắm.
- Khi sang đường phải có người lớn đi
cùng
Hướng
dẫn trẻ kỹ năng an toàn giao thông
Việt
Hoài – Sưu tầm